Pages

2013-01-21

MOOC - Giáo dục Trực tuyến Quy mô lớn - Sơ lược và Trải nghiệm Cá nhân

1. Sơ lược về MOOC
2. So sánh với các mô hình giáo dục khác
3. MOOC ở Việt Nam?
4. Phương pháp sư phạm của MOOC
5. Các nền tảng MOOC

Tham gia bởi +Le Mau Tuan - Imperial College, Luân Đôn, Anh Quốc.

Massive-Online Open Course(MOOC)[1] tạm dịch là khoá học trực tuyến mở quy mô lớn là thuật ngữ dành cho các trang web cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến kiểu mới, đang dành được rất nhiều sự chú ý của giới công nghệ và giáo dục trong năm qua. Nếu nghĩ một cách đơn giản, MOOC có lẽ không có gì khác so sánh với Học liệu Mở(OpenCourseWare - OCW) của MIT hay các video dạy học ai cũng có thể xem miễn phí ở Youtube.com.

Thực chất, dù cho MOOC có thể đã khởi nguồn từ OCW hay các video dạy học ở Youtube.com thì sự tương đồng của chúng chỉ dừng lại ở khía cạnh miễn phí mà thôi. Đánh giá một cách kỹ càng hơn sẽ thấy MOOC thực sự là một bước tiến lớn của giáo dục nói chung và giáo dục trực tuyến nói riêng. Những khác biệt này sẽ được trình bày rõ hơn trong các phần sau của loạt bài viết về MOOC sắp tới.


  
Nhiều chuyên gia về giáo dục và công nghệ cho rằng MOOC có tiềm năng thay đổi một cách cơ bản bộ mặt của giáo dục thế giới, theo chiều hướng tốt [2, 3]. Những kỳ vọng về tầm ảnh hưởng của MOOC không phải là vô cớ khi nhìn vào những nhân vật đang tham gia xây dựng, số liệu thống kê và trải nghiệm cá nhân khi tham gia học thử. Hãy cùng điểm mặt vài MOOC tài danh trong thời điểm hiện tại.

Khan Academy

Sở dĩ Khan Academy(KA) được đề cập đầu tiên vì lý do khá đơn giản là chính KA là MOOC đầu tiên. Bắt đầu đơn giản từ việc nhà sáng lập Salman Khan phải kèm học cháu của mình, Salman ghi lại các bài giảng của mình rồi đăng lên Youtube để cháu của anh có thể xem lại khi cần. Salman không ngờ rằng các video này sau đó thu hút rất nhiều lượt xem.

Hào hứng với thành công bất ngờ, năm 2006, Salman bỏ công việc trong lĩnh vực tài chính và thành lập KA với mô hình tổ chức phi lợi nhuận. Thiết kế khóa học của KA tương đối đơn giản, cụ thể là:

  • Nội dung khóa học được chia nhỏ và trình bày trong các đoạn video ngắn.
  • Học viên xem các đoạn video bài giảng lần lượt.
  • Đôi khi học viên phải trả lời một vài câu hỏi để kiểm tra mức độ tiếp thu và cứ thế tiếp tục cho tới khi kết thúc khóa học.

Trên thực tế, cấu trúc kể trên được sử dụng ở hầu hết các khóa học MOOC, nếu không đề cập tới các khác biệt nhỏ phụ thuộc vào nội dung cụ thể của chúng.

Tới nay KA có tổng cộng khoảng 3600 video bài giảng về 18 ngành học, 22 ngôn ngữ, và đã phục vụ trên 220 triệu lượt bài giảng. Salman Khan xuất hiện trong danh sách 100 người có ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2012 của tạp chí TIME. Không phải ngẫu nhiên mà Eric Schmidt, chủ tịch và cựu giám đốc điều hành của Google, hiện là một thành viên trong ban giám đốc của KA.


CourseraedX

Việc các MOOC còn lại trong danh sách kể trên lần lượt ra đời chỉ trong vòng 18 tháng kể từ nửa cuối năm 2011 và cả năm 2012, nói lên mức độ quan tâm của giới giáo dục, công nghệ và doanh nhân phương Tây về MOOC trong thời gian này. Coursera và edX là hai cái tên khá nổi bật trong số các MOOC xuất hiện trong thời gian kể trên. Điểm đáng lưu ý ở đây là Coursera và edX có nhiều điểm tương đồng, ngoài sự khác biệt về chủ sở hữu và mô hình kinh doanh, Coursera là của Andrew Ng and Daphne Koller, hai Giáo sư về Khoa học Máy tính(Computer Science) tại Đại học Stanford, trong khi edX đồng sở hữu bởi hai trường đại học MIT và Harvard. Về mô hình kinh doanh, edX là tổ chức phi lợi nhuận, còn Coursera được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp.

Coursera[4] và edX đều dựa vào sự cộng tác của các trường đại học danh tiếng để xây dựng nội dung khóa học. Hiện tại, trang chủ của Coursera cho biết họ có 213 khóa học, thuộc 20 ngành học, do sự hợp tác với 33 trường đại học, và phục vụ 2,3 triệu thành viên. Những con số thực sự ấn tượng đối một tổ chức giáo dục chưa tròn 1 năm tuổi. edX kiêm tốn hơn về mặt thống kê với chỉ 23 khóa học, từ 6 trường đại học.

Trong khi nhiều MOOC khác có hình thức tham gia khoá học hoàn toàn mở về mặt thời gian thì hai trang này lại tổ chức khóa học theo kỳ (term), tương tự như trong hệ thống giáo dục thông thường. Có lẽ, một phần, Coursera và edX xuất phát từ các tổ chức giáo dục thông thường cho nên họ vẫn phần nào tin tưởng vào phương thức tiếp cận giáo dục theo phương thức truyền thống.

Một phần khác, đối với Coursera, việc đồng bộ khóa học theo thời gian nhằm một mục đích quan trọng khác là bình chấm(peer grading). Nói đơn giản là các thành viên của cùng khóa sẽ đánh giá và chấm điểm lẫn nhau. Bình chấm, một mặt, giúp giải quyết vấn đề đánh giá học viên ở quy mô lớn, một vấn đề nan giải của giáo dục trực truyến. Mặt khác, hệ thống này khuyến khích học viên hoạt động tích cực hơn trong khóa học, ví dụ như tham gia trả lời các thắc mắc trên diễn đàn của khóa học, nhằm đạt được đánh giá có lợi từ phía các học viên khác.


UdacityCodecademy

Khác với KA, Coursera, và edX, về mặt nội dung, Udacity và Codecademy chỉ có các khóa học tập trung vào ngành khoa học máy tính nói chung hay ngôn ngữ lập trình và phát triển ứng dụng nói riêng.

Năm 2011, Peter Norvig - Giám đốc của Google Research cùng với Sebastian Thrun - Giáo sư về Khoa học Máy tính ở Stanford, một Google Fellow, mở khóa học trực tuyến “Giới thiệu về Trí tuệ Nhân tạo” (Introduction to Artificial Intelligence), một chủ đề cao cấp trong Khoa học Máy tính. Tổng cộng khoảng 160 nghìn người đăng ký tham gia học, 23 nghìn trong số đó hoàn thành toàn khóa, những số liệu cao ở mức khó tin đối với một khóa học ở mức sau đại học. S. Thrun, sau đó, lựa chọn con đường tương tự như của S. Khan, bỏ việc hiện tại và thành lập Udacity.

Tới nay, Udacity cung cấp tổng cộng 22 khóa học, đa số là về Khoa học Máy tính, ước tính 400 nghìn học viên đến từ 203 quốc gia và có độ tuổi từ 13 đến 80. Vâng, từ 13 tới 80 tuổi[5], bạn không đọc nhầm đâu!

Khác với việc các MOOC kể trên đều có các nhà sáng lập nhiều kinh nghiệm, các nhà sáng lập[6] của Codecademy là Zach Sims và Ryan Bubinski đều dưới 25 tuổi. Zach Sims thậm chí còn chưa có bằng cử nhân vì bỏ học để mở công ty. Dĩ nhiên không một người dùng Internet nào quan tâm tới điều này, họ chỉ ghé thăm trang web, nếu nội dung hay dịch vụ hấp dẫn họ sẽ quay lại, ngược lại thì không.

Và thực sự người dùng Internet thích Codecademy vì ngay khi ra mắt Codecademy đã gặt hái thành công rất sớm, sớm tới mức không thể tin nổi. Cụ thể trong vòng 3(ba) ngày từ khi ra mắt, đã có tới 200 nghìn thành viên đăng ký, 2,1 triệu bài học(lessons) được thực hiện[7]. Dù cho mỗi bài học và bài tập ở Codecademy thường rất nhỏ, đôi khi chỉ là một dòng lệnh, nhưng con số kể trên nói lên sức mạnh truyền tải kiến thức và mức độ cuốn hút học viên của trang web này.

Ngoài việc phục vụ các khóa học được phát triển bởi công ty, Codecademy còn cho phép thành viên của trang tự xây dựng và phát hành bài học về chủ đề tự chọn. Đây là tính năng mang tính đột phá, vì với tính năng này Codecademy, mở rộng cánh cửa dạy và học, đồng thời trở thành một nền tảng giáo dục trong đó cả hai quá trình dạy và học đều mang tính dân chủ.


Google

MOOC thực sự rất hấp dẫn và dĩ nhiên Google, người khổng lồ Internet, không thể chỉ ngồi xem. Thực tế thì Google đã tham gia đóng góp vào cơn bão MOOC từ khá sớm, Udacity được đề cập ở phần trước của bài viết xuất phát từ một khóa MOOC dạy bởi 2 nhân viên của Google. Ngoài ra, Google còn tổ chức một khóa MOOC khác với tên gọi “Power Searching with Google[8]” -  tạm dịch là “Tìm kiếm Nâng cao cùng Google”. Khóa MOOC này cũng thành công vang dội với khoảng 155 nghìn học viên tham gia.

Sau thành công của “Tìm kiếm Nâng cao cùng Google”, Google quyết định phát hành, dưới dạng mã nguồn mở, Course Builder, công cụ phần mềm họ đã dùng để phát triển nội dung khóa học. Động thái này, theo Google, giúp các nhà giáo dục cấp tiến có cơ hội tiếp cận, phát triển và phát hành MOOC với nội dung của chính mình, qua đó thí nghiệm, tìm hiểu và nâng cao hiệu quả của MOOC.


MOOC và tôi

Lê Mậu Tuấn - Imperial College - Luân Đôn, Vương quốc Anh.

Trải nghiệm MOOC của tôi chủ yếu là ở Coursera. Những điều tích cực tôi nhận thấy khi tham gia các khóa học của Coursera có thể gói gọn bởi hai điểm: giao diện và mức truy cập.

Cụ thể là giao diện của Coursera được thiết kế rất tốt (gọn gàng, hài hòa), dễ sử dụng, đăng nhập từ facebook chỉ bằng một lần nhấn chuột. Giao diện dễ sử dụng, đáp ứng nhanh là điểm rất quan trọng giúp giữ sự tập trung của học viên khi việc học diễn ra trên môi trường Internet với vô số những điểm đến nhanh, rẻ, và hấp dẫn khác.

Về mặt truy cập, học viên ở Coursera có toàn quyền lựa chọn tham gia học bất kỳ khóa nào, đồng thời không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Về nội dung, trang web này có một lượng lớn các khóa học hấp dẫn được biên soạn bởi các giáo sư đa phần từ các trường đại học hàng đầu thế giới. Đơn cử như khóa học “Machine Learning” của Giáo sư Andrew Ng ở Đại học Stanford, một giáo sư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Những yếu tố này đã thu hút sự quan tâm của tôi và sau đó là tham gia vào các khóa học.

Nội dung các khóa học được truyền tải theo các bước hướng dẫn cụ thể, có tính tương tác cao giúp khóa học trở nên thú vị, duy trì sự tập trung của học viên, do đó cải thiện chất lượng của toàn khóa học. Coursera thực sự đang sở hữu một hệ thống khung giúp các nhà giáo phát triển và phát hành các khóa học có chất lượng cao.

Tất nhiên, cũng giống như trong giáo dục truyền thống, luôn có giáo viên dạy tốt và ngược lại. Tôi chỉ duy trì các khóa học hấp dẫn và nhanh chóng bỏ qua các khóa học dở. Đây là điểm đáng chú ý, vì các học viên MOOC thường có ít thời gian và phải rất nỗ lực để tham gia. Ngoài ra, học viên có toàn quyền quyết định khi tham gia MOOC, không có bất kỳ điều gì ngăn cản quyết định học hay không.

Một điểm đáng lưu ý khác ở các khóa học MOOC là quy luật về số lượng học viên đăng ký và hoàn tất. Tôi nhận ra rằng, tôi đã đăng ký tới hơn 20 khóa học nhưng rồi chỉ tham gia và hoàn thành - làm và nộp tất cả các bài tập - 1 hoặc 2 khóa. Khóa học mà tôi hoàn thành là để thu thập kiến thức phục vụ cho công việc cụ thể. Việc đăng ký tham gia các khóa còn lại phần lớn là do tôi thực sự muốn học nhưng cuối cùng không đủ thời gian để thực hiện. Nếu có cách nào giúp học viên học một chút gì đó dù chỉ trong vài phút, nhiều khả năng tôi sẽ bắt đầu học những khóa này.


Phạm Duy Đông - Viện Vi Điện tử - Singapore.

Bản thân tôi đã và hiện đang tham gia các khóa học MOOC của Udacity và Codecademy kể từ giữa năm 2012 đến nay. Trong thời gian này tôi đã học ngôn ngữ lập trình Python, ngôn ngữ phát triển trang web như HTML, CSS, JavaScript, JQuery.

Trải nghiệm trong quá trình học, đối với tôi, khá tích cực. Các bài giảng đủ ngắn và đơn giản để người học tiếp thu và thực hành trong khoảng thời gian tối thiểu. Tuy nhiên, phần lớn các bài giảng này không rời rạc mà thực chất là các mục/bước nhỏ gắn kết với nhau để trong một dự án/bài tập (project) lớn hơn. Việc thiết kế bài giảng như kể trên, giúp cho tôi học, ghi nhớ và thực hành các bước này trong một ngữ cảnh, mục tiêu cụ thể. Rõ ràng, đây là một phương pháp dạy và học rất hiệu quả.

Tôi đã sử dụng Python để giải quyết một số vấn đề phát sinh trong nghiên cứu cụ thể là đọc và xử lý một khối lượng dữ liệu lớn. Trước khi tự lập trình để giải quyết những vấn đề này, tôi đã thử dùng các phần mềm thông dụng như Microsoft Excel và MATLAB nhưng đều thất bại.

Sử dụng những kiến thức học được về phát triển web, tôi đã viết và xuất bản một ứng dụng web dùng để tính toán thuế thu nhập cá nhân ở Singapore. Các kết quả này phải nói là khá khả quan dựa trên thực tế là quá trình học và phát triển diễn ra phần lớn sau 11 giờ đêm và các thời gian rảnh rỗi khác.

Dường như với MOOC, giáo dục trực tuyến đang thực sự cất cánh và tôi với tư cách một học viên MOOC đang thích thú tham dự chuyến bay này.


Tham khảo

[1] "Massive open online course - Wikipedia, the free encyclopedia." 2011. 17 Jan. 2013 <wikipedia.org>
[2] "How MOOC's are Changing Higher Ed | StateImpact Ohio." 2012. 17 Jan. 2013 <stateimpact.npr.org>
[3] "Higher education: our MP3 is the mooc | Education | The Guardian." 2012. 17 Jan. 2013 <guardian.co.uk>
[4] "How Coursera, A Free Online Education Service, Will School Us All ..." 2012. 17 Jan. 2013 <fastcompany.com>
[5] "Udacity - Wikipedia, the free encyclopedia." 2008. 17 Jan. 2013 <wikipedia.org>
[6] Christine Lagorio. "30 Under 30: Zach Sims and Ryan Bubinski, Codecademy | Inc.com." 2012. 17 Jan. 2013 <inc.com>
[7] "Codecademy Surges To 200,000 Users, 2.1 Million ... - TechCrunch." 2011. 17 Jan. 2013 <techcrunch.com>
[8] "Power Searching with Google – Inside Search – Google." 2012. 18 Jan. 2013 <google.com>



2013-01-14

Son asked : Why is there rain?


One morning, while we were having breakfast, my elder son, +Duy Khoi Pham(PDK) , suddenly asked.

PDK: Daddy, why is there rain?

Fortunately, I had a hot cup of coffee right in front of me. There was some visible smoke coming out of the cup. Seizing the moment, I replied with a question.


Me(PDD): Do you see the smoke coming up from my cup. 

PDK: Yes! 


PDD: That smoke is water when it gets hot. The smoke goes up high into the sky and forms cloud. Do you understand?


PDK nodded.


PDD: So the water now stays in the cloud. When the cloud has too much water, it can't hold anymore and it starts raining.


PDK's eyesight was at the far horizon when our exchange ended. And I was happy surviving an intellectual test from a toddler.


2013-01-07

Migrating to Singapore - What is all this PR stuff, anyhow?


PR, the abbreviation for Permanent Residence, is one of the most common topic for Singapore immigrants and immigrants-to-be to think and talk about. At a glance, PR is sort of a special Visa that would allow an immigrant to stay in Singapore for a relatively long period of time, 5 years for example.

However, having PR benefits you in other aspects as well. Below is the may-not-complete list of benefits PR brings.

  • Housing: Married PR-holding couple is eligible to buy HDB* resale flat. This is a decent benefit considering rental for a 2-bedroom HDB flat is around S$ 2000 and installment for 20-year mortgage for the same is just about S$ 1000. So, if you plan to stay in Singapore for long, you should really consider taking up PR.
  • CPF** contribution: When a you gets PR status, it’s required that you will contribute 20% of your income to a CPF account. Your employer will also contribute an amount that equals to 15% of your income to the account. The account is yours. However, spending from the account is subjected to CPF regulations. Therefore, acquiring PR increases your total income by 15%, but you’ll have 20% less cash.
  • Employment: Singapore government mandates employers to prioritize Singapore citizens over PR-holders,  and PR-holders over non-PR immigrants when it comes to hiring decision.
  • Taxation: Your CPF contribution is tax free. As the result, your income tax is lower if you have PR status. I created a Singapore tax calculator below, just in case you want to see actual number.
The benefits of PR sound great, right? However, there are downsides as well. I hope you saw this coming. So the downsides are as follows.
  • Cash: You have less 20% of cash income as the portion goes to CPF account, and you can’t spend fund in that account freely. You can only cash out all your CPF fund after you drop your PR status.
  • Housing: If you have housing allowance from your employment, it’s likely to come to an end once you have PR status.
  • Military service is applicable for 2nd-generation PR-holder. So if you’re PR and subsequently, your son takes it up as well, then your son will have to serve Singapore military service.

This is just a very quick rundown. Feel free to let me know if I left out significant things about PR.
Appendix
* HDB stands for Housing Development Board, a government authority whose main objective is develop and provide housing solution for the public. 85% of Singapore population lives in HDB-developed flats.
** CPF stands for Central Provident Fund, a sort of pension fund managing authority in Singapore.