2. So sánh với các mô hình giáo dục khác
3. MOOC ở Việt Nam?
4. Phương pháp sư phạm của MOOC
5. Các nền tảng MOOC
Những số liệu thống kê về MOOC - Giáo dục Trực truyến Mở Quy mô Lớn - ở bài viết trước về cùng chủ đề thể hiện những thành công bước đầu của loại hình giáo dục mới này. Câu hỏi đặt ra là những yếu tố gì đứng sau thành công này? Rõ ràng đây không phải lần đầu tiên giáo dục trực tuyến xuất hiện và được bàn luận trong lịch sử giáo dục.
Người dùng Internet những năm 2000 có thể còn nhớ tới một quảng cáo đăng ở Yahoo.com về Đại học Pheonix(University of Pheonix) về những tấm bằng có thể nhận được từ trường này chỉ bằng việc tham gia các khóa học trực tuyến. Đại học Phoenix là đại diện lớn nhất trong mô hình giáo dục trực tuyến thu phí học viên (GDTT thu phí). Đại học Phoenix hiện vẫn hoạt đông. Tuy nhiên, một tìm kiếm đơn giản với Google sẽ cho bạn thấy đây không phải là tổ chức giáo dục đáng tin cậy[1]. Hơn nữa, kết quả kinh doanh của tập đoàn mẹ - Apollo Group - đang liên tục đi xuống kể từ đỉnh cao 2004.
Rõ ràng phải có những khác biệt lớn giữa MOOC và các hình thức giáo dục khác. Bảng dưới đây trình bày sơ qua những điểm khác biệt trong các đặc tính của chúng, đồng thời cung cấp một bức tranh tổng thể về vấn đề này.
GD
Truyền thống |
GDTT
Thu phí |
OCW
|
MOOC
| |
Trực tuyến |
Không
|
Có
|
Có
|
Có
|
Miễn phí |
Không/Có
|
Không
|
Có
|
Có
|
Tương tác dạy-học |
Cao
|
Thấp
|
Không
|
Thấp
|
Tính chính danh |
Rõ ràng
|
Thấp
|
Không
|
Thấp
|
Dữ liệu thu được |
Thấp
|
Thấp
|
Thấp
|
Cao
|
So sánh đặc tính giữa các mô hình giáo dục.
Giáo dục truyền thống - xuất hiện trước tiên trong bảng trên. Vì vậy GDTT có ưu thế về thời gian trong việc xây dựng tính chính danh. Do hoạt động giáo dục diễn ra trực tiếp trong lớp học thực với giáo viên thực, vì vậy, đòi hỏi đầu tư lớn vào việc xây dựng khối lượng cơ sở vật chất, đào tạo số lượng giáo viên tỷ lệ thuận với nhu cầu đào tạo. Cả hai quá trình trên đều đòi hỏi thời gian dài và nhiều tài nguyên thô, điều này nâng cao chi phí và giá thành của giáo dục truyền thống. Do tính chất này, thông thường giáo dục phổ thông(hết cấp 3) đều do nhà nước tài trợ. Trị trường giáo dục sau phổ thông bị chia nhỏ thành nhiều chuyên ngành khác nhau, càng làm vấn đề về nguồn giáo viên trầm trọng hơn. Cộng với việc nhà nước giải bớt tài trợ, phần nào khiền học phí cho loại hình giáo dục này trở nên cao hơn nhiều so với giáo dục trước đại học. Do đó, thông thường nhà nước không thể tiếp tục tài trợ và giáo dục đại học/sau đại học không còn miễn phí như các bậc giáo dục thấp hơn.
Tính tương tác dạy-học cao ở giáo dục truyền thống thoạt đầu có vẻ như một lợi thế nhưng thực ra phụ thuộc vào trình độ sư phạm của giáo viên. Thực tế, ở bất kỳ nền giáo dục nào, tìm được một giáo viên giỏi luôn là việc khó khăn hơn. Sự phụ thuộc này cũng là lý do khiến cho chi phí giáo dục ở các trường danh tiếng cao hơn, do các trường này phải tuyển dụng các giáo viên tốt và trả đãi ngộ cao cho họ.
Do đặc tính ngoại tuyến của GDTT, nên các tổ chức giáo dục thường bị chia nhỏ thành các đơn vị mang tính vùng miền, gây khó khăn cho sự trao đổi, chia sẻ thông tin, cũng như triển khai các thay đổi về mặt nội dung hay phương pháp sư phạm một cách đồng bộ trên toàn hệ thống.
Ngoài ra do giáo viên là người trực tiếp truyền tải nội dung giáo dục, việc thu thập dữ liệu giáo dục phục vụ đánh giá chất lượng giáo dục rất hạn chế, phần lớn là cảm tính và phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của giáo viên. Thiếu dữ liệu khách quan và đồng nhất khiến cho GDTT khó nắm bắt được những hiệu quả hay yếu kém của hệ thống, dẫn tới phản ứng chậm, khó bắt kịp với những thay đổi nhanh của xã hội.
Giáo dục trực tuyến thu phí đã xuất hiện và tham gia vào thị trường khá lâu, nhưng chưa gặt hái được bao nhiêu thành công phần lớn do những yếu điểm trong mô hình vận hành và kinh doanh. Cụ thể, việc thu phí học viên đi ngược lại với thói quen khó đảo ngược của người dùng Internet - thích sử dụng các dịch vụ miễn phí. Thói quen này khiến cho dịch vụ giáo dục trực tuyến thu phí trở nên kém hấp dẫn, lưu lượng truy cập thấp, doanh thu hạn chế, và tựu trung lại là hiệu quả giáo dục cùng kinh doanh rất thấp.
Tính chính danh của loại hình giáo dục này là tương đối thấp do thiếu bề dày lịch sử và thành tựu. Với lưu lượng truy cập thấp, dữ liệu giáo dục thu được ít và không giúp được gì nhiều trong điều hành dịch vụ.
Học liệu mở (OCW) về bản chất chỉ nhằm chia sẻ tài liệu, bài giảng của các trường đại học nổi tiếng cho người dùng Internet truy cập và sử dụng. Do bản chất này, OCW khó có thể gọi là một mô hình giáo dục và bởi vậy không có tính chính danh. Việc người dùng Internet học qua OCW cũng tương tự như việc nhà cung cấp OCW phát hành các cuốn sách miễn phí cho người dùng tự học. Với mô hình này, trong khi quá trình học có thể diễn ra thì quá trình dạy hầu như không xảy ra, dẫn tới hiệu quả học tập cùng với lưu lượng truy cập thấp.
Các bài giảng của OCW điều được ghi lại trong các lớp học thật với thời lượng dài, điều này khiến cho học viên khó duy trì tập trung khi theo dõi bài giảng trong môi trường mạng, đồng thời học viên gặp khó khăn trong việc theo học nếu họ có quỹ thời gian eo hẹp. Tính miễn phí của dịch vụ này không đủ để bù đắp cho các nhược điểm kể trên, do đó OCW ngừng phát triển và đi xuống sau một thời gian ra mắt.
MOOC với tính trực tuyến và miễn phí giải quyết hầu hết các vấn đề về lưu lượng truy cập của giáo dục trực truyến thu phí và OCW. Bằng việc triển khai trực tuyến MOOC có thể truyền tải dịch vụ rộng khắp, tới tận mọi ngõ ngách của Internet, tránh được hạn chế về mặt hậu cần của giáo dục truyền thống. MOOC có thể xây dựng các bài giảng chất lượng cao và triển khai trên diện rộng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào chất lượng của giáo viên, điều này dẫn tới tính đồng đều cho chất lượng giáo dục.
Sự tương phản giữa MOOC và giáo dục truyền thống có thể gói gọn lại như sau. Hai giáo viên, một tốt, một trung bình đều đứng lớp giảng dạy khoảng 50 học sinh, số lượng này gần như không đổi, năm này qua năm khác. Một khóa học MOOC tốt có thể thu hút 100 nghìn lượt đăng ký từ mọi miền trên thế giới, 5% hay 5 nghìn học viên trong số đó kết thúc khóa học. Như vậy một khóa học MOOC đào tạo số lượng học viên tương đương với số lượng mà một giáo viên truyền thống đạt được trong toàn bộ sự nghiệp, chưa bàn tới sự đồng đều về chất lượng.
Các bài giảng MOOC đều tương đối ngắn, thường là dưới 10 phút, thiết kế chỉ đủ để truyền tải một ý tưởng, rồi cho học viên làm (các) bài tập nhỏ liên quan trực tiếp tới bài giảng. Các bài giảng với cấu trúc này được cho là phù hợp với môi trường học Internet, giúp học viên dễ tiếp thu, duy trì sự tập trung bằng các bài tập giúp học viên có nhiều tương tác với bài giảng ngay lập tức, trước khi tiếp tục học các ý tưởng khác của khóa học.
Lượng truy cập lớn, cộng với các bài giảng ngắn giúp nhà cung cấp MOOC thu được lượng dữ liệu giáo dục lớn, mang tính đa chiều (multidimensional data), ví dụ như hoạt động của từng học viên như vị trí của họ, các khóa học họ tham gia, tiến trình của từng khóa, thời gian dành cho từng bài giảng; hiệu năng của từng khóa học, bài giảng, bài thực hành, số lượng đăng ký và hoàn tất khóa học, số lượng các thành viên đang trong quá trình học ...
Có lẽ, dữ liệu là chìa khóa vạn năng của MOOC.
Dựa trên dữ liệu học viên, nhà cung cấp MOOC có thể gợi ý cho học viên các khóa học họ có nhiều khả năng quan tâm, giúp duy trì số lượng học viên và truy cập. Đây là thuật toán tương tự mà Amazone.com dùng để gợi ý sản phẩm cho người mua hành trực tuyến, hay Youtube.com dùng để hiển thị các video gợi ý sau khi bạn vừa xem xong video trước đó.
Dựa vào dữ liệu tương tác học viên và bài giảng nhà cung cấp MOOC có thể xác định được các bài giảng khó hiểu - số liệu về mức độ dễ hiểu của bài giảng thể hiện trong số liệu về phần tương tác sau bài giảng như tỷ lệ và thời gian hoàn thành bài tập - sau đó tìm hiểu và sửa đổi, cải thiện nội dung bài giảng đó. Việc phát triển và vận hành dịch vụ dựa trên thông tin phân tích dữ liệu giúp nhà cung cấp MOOC ra quyết định nhanh và chính xác hơn, và về lâu dài giúp họ đẩy nhanh quá trình xây dựng hình ảnh, uy tín, và tính chính danh.
Dữ liệu, nhiều khả năng, còn là nguồn doanh thu đáng kể của nhà cung cấp MOOC đi theo mô hình doanh nghiệp[2]. Theo mô hình này, các nhà tuyển dụng sẽ trả một khoản phí để truy cập vào nguồn dữ liệu của nhà cung cấp MOOC, nhằm tìm được những ứng viên phù hợp nhất để cho vị trí công việc cần tuyển. Việc cung cấp dịch vụ truy cập dữ liệu cho các nhà tuyển dụng, một lần nữa, đem lại thêm một nguồn dữ liệu đáng giá cho các nhà cung cấp MOOC. Đó là dữ liệu về nhu cầu của thị trường tuyển dụng, dữ liệu này giúp nhà cung cấp MOOC phân tích nhu cầu tuyển dụng hiện tại và dự báo xu hướng của tương lai, qua đó định hướng phát triển nội dung giáo dục phù hợp với các xu hướng này.
Do đặc tính ngoại tuyến của GDTT, nên các tổ chức giáo dục thường bị chia nhỏ thành các đơn vị mang tính vùng miền, gây khó khăn cho sự trao đổi, chia sẻ thông tin, cũng như triển khai các thay đổi về mặt nội dung hay phương pháp sư phạm một cách đồng bộ trên toàn hệ thống.
Ngoài ra do giáo viên là người trực tiếp truyền tải nội dung giáo dục, việc thu thập dữ liệu giáo dục phục vụ đánh giá chất lượng giáo dục rất hạn chế, phần lớn là cảm tính và phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của giáo viên. Thiếu dữ liệu khách quan và đồng nhất khiến cho GDTT khó nắm bắt được những hiệu quả hay yếu kém của hệ thống, dẫn tới phản ứng chậm, khó bắt kịp với những thay đổi nhanh của xã hội.
Giáo dục trực tuyến thu phí đã xuất hiện và tham gia vào thị trường khá lâu, nhưng chưa gặt hái được bao nhiêu thành công phần lớn do những yếu điểm trong mô hình vận hành và kinh doanh. Cụ thể, việc thu phí học viên đi ngược lại với thói quen khó đảo ngược của người dùng Internet - thích sử dụng các dịch vụ miễn phí. Thói quen này khiến cho dịch vụ giáo dục trực tuyến thu phí trở nên kém hấp dẫn, lưu lượng truy cập thấp, doanh thu hạn chế, và tựu trung lại là hiệu quả giáo dục cùng kinh doanh rất thấp.
Tính chính danh của loại hình giáo dục này là tương đối thấp do thiếu bề dày lịch sử và thành tựu. Với lưu lượng truy cập thấp, dữ liệu giáo dục thu được ít và không giúp được gì nhiều trong điều hành dịch vụ.
Học liệu mở (OCW) về bản chất chỉ nhằm chia sẻ tài liệu, bài giảng của các trường đại học nổi tiếng cho người dùng Internet truy cập và sử dụng. Do bản chất này, OCW khó có thể gọi là một mô hình giáo dục và bởi vậy không có tính chính danh. Việc người dùng Internet học qua OCW cũng tương tự như việc nhà cung cấp OCW phát hành các cuốn sách miễn phí cho người dùng tự học. Với mô hình này, trong khi quá trình học có thể diễn ra thì quá trình dạy hầu như không xảy ra, dẫn tới hiệu quả học tập cùng với lưu lượng truy cập thấp.
Các bài giảng của OCW điều được ghi lại trong các lớp học thật với thời lượng dài, điều này khiến cho học viên khó duy trì tập trung khi theo dõi bài giảng trong môi trường mạng, đồng thời học viên gặp khó khăn trong việc theo học nếu họ có quỹ thời gian eo hẹp. Tính miễn phí của dịch vụ này không đủ để bù đắp cho các nhược điểm kể trên, do đó OCW ngừng phát triển và đi xuống sau một thời gian ra mắt.
MOOC với tính trực tuyến và miễn phí giải quyết hầu hết các vấn đề về lưu lượng truy cập của giáo dục trực truyến thu phí và OCW. Bằng việc triển khai trực tuyến MOOC có thể truyền tải dịch vụ rộng khắp, tới tận mọi ngõ ngách của Internet, tránh được hạn chế về mặt hậu cần của giáo dục truyền thống. MOOC có thể xây dựng các bài giảng chất lượng cao và triển khai trên diện rộng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào chất lượng của giáo viên, điều này dẫn tới tính đồng đều cho chất lượng giáo dục.
Sự tương phản giữa MOOC và giáo dục truyền thống có thể gói gọn lại như sau. Hai giáo viên, một tốt, một trung bình đều đứng lớp giảng dạy khoảng 50 học sinh, số lượng này gần như không đổi, năm này qua năm khác. Một khóa học MOOC tốt có thể thu hút 100 nghìn lượt đăng ký từ mọi miền trên thế giới, 5% hay 5 nghìn học viên trong số đó kết thúc khóa học. Như vậy một khóa học MOOC đào tạo số lượng học viên tương đương với số lượng mà một giáo viên truyền thống đạt được trong toàn bộ sự nghiệp, chưa bàn tới sự đồng đều về chất lượng.
Các bài giảng MOOC đều tương đối ngắn, thường là dưới 10 phút, thiết kế chỉ đủ để truyền tải một ý tưởng, rồi cho học viên làm (các) bài tập nhỏ liên quan trực tiếp tới bài giảng. Các bài giảng với cấu trúc này được cho là phù hợp với môi trường học Internet, giúp học viên dễ tiếp thu, duy trì sự tập trung bằng các bài tập giúp học viên có nhiều tương tác với bài giảng ngay lập tức, trước khi tiếp tục học các ý tưởng khác của khóa học.
Lượng truy cập lớn, cộng với các bài giảng ngắn giúp nhà cung cấp MOOC thu được lượng dữ liệu giáo dục lớn, mang tính đa chiều (multidimensional data), ví dụ như hoạt động của từng học viên như vị trí của họ, các khóa học họ tham gia, tiến trình của từng khóa, thời gian dành cho từng bài giảng; hiệu năng của từng khóa học, bài giảng, bài thực hành, số lượng đăng ký và hoàn tất khóa học, số lượng các thành viên đang trong quá trình học ...
Có lẽ, dữ liệu là chìa khóa vạn năng của MOOC.
Dựa trên dữ liệu học viên, nhà cung cấp MOOC có thể gợi ý cho học viên các khóa học họ có nhiều khả năng quan tâm, giúp duy trì số lượng học viên và truy cập. Đây là thuật toán tương tự mà Amazone.com dùng để gợi ý sản phẩm cho người mua hành trực tuyến, hay Youtube.com dùng để hiển thị các video gợi ý sau khi bạn vừa xem xong video trước đó.
Dựa vào dữ liệu tương tác học viên và bài giảng nhà cung cấp MOOC có thể xác định được các bài giảng khó hiểu - số liệu về mức độ dễ hiểu của bài giảng thể hiện trong số liệu về phần tương tác sau bài giảng như tỷ lệ và thời gian hoàn thành bài tập - sau đó tìm hiểu và sửa đổi, cải thiện nội dung bài giảng đó. Việc phát triển và vận hành dịch vụ dựa trên thông tin phân tích dữ liệu giúp nhà cung cấp MOOC ra quyết định nhanh và chính xác hơn, và về lâu dài giúp họ đẩy nhanh quá trình xây dựng hình ảnh, uy tín, và tính chính danh.
Dữ liệu, nhiều khả năng, còn là nguồn doanh thu đáng kể của nhà cung cấp MOOC đi theo mô hình doanh nghiệp[2]. Theo mô hình này, các nhà tuyển dụng sẽ trả một khoản phí để truy cập vào nguồn dữ liệu của nhà cung cấp MOOC, nhằm tìm được những ứng viên phù hợp nhất để cho vị trí công việc cần tuyển. Việc cung cấp dịch vụ truy cập dữ liệu cho các nhà tuyển dụng, một lần nữa, đem lại thêm một nguồn dữ liệu đáng giá cho các nhà cung cấp MOOC. Đó là dữ liệu về nhu cầu của thị trường tuyển dụng, dữ liệu này giúp nhà cung cấp MOOC phân tích nhu cầu tuyển dụng hiện tại và dự báo xu hướng của tương lai, qua đó định hướng phát triển nội dung giáo dục phù hợp với các xu hướng này.
Liệu nguồn doanh thu này có đủ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp MOOC còn là điều chưa rõ ràng. Nhưng mô hình này hứa hẹn tương lai tươi sáng cho mọi thành viên tham gia MOOC, học viên được tiếp cận dịch vụ giáo dục miễn phí, chất lượng cao; nhà tuyển dụng được truy cập dữ liệu thống nhất về học viên làm cho quá trình tuyển dụng trở nên hiệu quả hơn; trong khi đó nhà cung cấp MOOC có doanh thu để tiếp tục cung cấp và mở rộng dịch vụ. Toàn bộ hệ thống dịch vụ hoạt động trên môi trường mạng, có truy cập rộng khắp và mang lại khả năng triển khai và mở rộng nhanh.
Một điểm trùng hợp khá thú vị đó là mô hình doanh thu này khá giống với của Google - người khổng lồ Internet. Bằng việc đáp ứng miễn phí nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng Internet, Google đạt được lưu lượng truy cập rất lớn - số 1 toàn cầu - và họ kiếm doanh thu gián tiếp thông qua những quảng cáo hiện thị trên trang kết quả tìm kiếm với nội dung có liên quan tới từ khóa tìm kiếm. Không có bất kỳ ràng buộc nào đối với người dùng bắt buộc họ phải tiếp tục sử dụng Google, đây có lẽ là ý tưởng quan trọng nhất của Google, bởi họ biết chỉ có một cách duy nhất để giữ được lưu lượng truy cập đó là liên tục cải tiến và phát triển dịch vụ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dùng. Với tâm thế này, Google đã và đang hoạt động ở đỉnh cao của thành công cả về mặt kinh doanh, chuyên môn kỹ thuật và đóng góp cho cộng đồng thế giới.
Một nguồn doanh thu khác mà nhà cung cấp MOOC có thể khai thác là dịch vụ chứng chỉ[3]. Các dịch vụ ở ETS(Educational Testing Service), mà tiêu biểu nhất là TOEFL(Test Of English as Foreign Language) là ví dụ khá gần với mô hình doanh thu này, các kỳ thi chứng chỉ được tổ chức theo kỳ hạn ở tại một địa điểm cụ thể, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tham gia thi với số lần không hạn chế nếu đạt vài yêu cầu cơ bản như danh tính và lệ phí thi. Dù rằng, hệ thống chứng chỉ kiểu này có yêu cầu về hệ thống cơ sở hạ tầng ngoại tuyến, do đó khó phát triển ra diện rộng, nhưng mở rộng dịch vụ này vẫn đơn giản hơn nhiều so với trong giáo dục truyền thống.
Hai nguồn doanh thu kể trên chỉ áp dụng được cho mức trình độ đại học vì học viên ở mức độ này sẽ bắt đầu tham gia vào thị trường lao động trong tương lai gần. Đây cũng là lý do mà các nhà cung cấp MOOC lớn đi theo mô hình doanh nghiệp hiện nay như Coursera, Udacity, và Codecademy phát hành các khóa học có nội dung nhắm vào phân khúc học viên này.
Ngoài ra, cũng cần hiểu rõ rằng, cả hai nguồn doanh thu này đều có chung một điểm bất lợi đó là không thể thực hiện ngay thời điểm bắt đầu dịch vụ mà cần thời gian để thu thập dữ liệu và xây dựng tính chính danh. Do vậy phát triển dịch vụ MOOC đòi hỏi nguồn đầu tư kinh phí dài hạn hơn so với mô hình giáo dục trực tuyến thu phí. Thêm vào đó, mục đích giảng dạy của MOOC yêu cấu hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng phức tạp hơn nhiều so với mô hình OCW.
Những nhận định và phân tích ở trên phần nào làm rõ các đặc tính của mô hình MOOC, đồng thời các khác biệt với các mô hình xuất hiện trước đó. Cá nhân tôi thấy, MOOC có tiềm năng để trở thành một nền tảng giáo dục vững chắc, có tầm ảnh hưởng lớn, tạo và đóng góp giá trị đáng kể cho xã hội. MOOC là cơ hội lớn mở ra cho mọi tổ chức và cá nhân để tham gia và phát triển.
Tham khảo
[1] "University of Phoenix Retirement Plan: Nice Work, If You Can Get It." 20 Jan. 2013 <wsj.com>
[2] "Providers of Free MOOC's Now Charge Employers for Access to ..." 2012. 8 Feb. 2013 <chronicle.com>
[3] "edX announces proctored exam testing." 2012. 8 Feb. 2013 <edx.org>
[2] "Providers of Free MOOC's Now Charge Employers for Access to ..." 2012. 8 Feb. 2013 <chronicle.com>
[3] "edX announces proctored exam testing." 2012. 8 Feb. 2013 <edx.org>
No comments:
Post a Comment